Thủ tục khắc con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới nhất

Thủ tục khắc con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vậy thủ tục làm như thế nào? doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mời các bạn tham khảo thêm nội dung chi tiết.

Thủ tục: Khắc con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại Công an cấp tỉnh
Trình tự thực hiện: Bước 1:

– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2:

– Đến nộp hồ sơ tại trụ sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người được cử đi làm thủ tục khắc dấu phải có Giấy giới thiệu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; đem theo bản gốc giấy tờ để đối chiếu với bản sao trong hồ sơ.

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)

Bước 3:

– Nhận con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại trụ sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí.. Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho người đến nhận kết quả.

– Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thành phần, số lượng hồ sơ: Hồ sơ là bản sao các loại giấy tờ sau đây đối với từng loại cơ quan, tổ chức:

1- Đối với các cơ quan được sử dụng con dấu có hình Quốc huy quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ thuộc diện làm thủ tục tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phải có văn bản thành lập, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính các cấp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2- Đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cấp có thẩm quyền. Trường hợp trong quyết định thành lập chưa cho phép sử dụng con dấu thì cơ quan quyết định thành lập phải có văn bản cho phép cơ quan, tổ chức đó được sử dụng con dấu.

3- Đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải có quyết định hoặc giấy phép thành lập, cho phép sử dụng con dấu và Điều lệ hoạt động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập là quyết định phê duyệt Điều lệ; các tổ chức hội thuộc hệ thống các tổ chức hội nói trên phải có quyết định thành lập đúng trình tự pháp lý theo Điều lệ của Hội đã được phê duyệt.

Các tổ chức tôn giáo phải có Điều lệ hoặc Hiến chương đã được chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổ chức khoa học phải có Giấy chứng nhận đăng ký khoa học do Sở Khoa học và công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Tạp chí, Nhà xuất bản phải có giấy phép hoạt động do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp.

Các tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

4- Các tổ chức kinh tế:

a) Đối với tổ chức kinh tế (trừ doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện).

b) Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh.

c) Đối với tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm phải có Quyết định thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép điều chỉnh (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện) hoặc Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam) do Bộ Tài chính cấp.

d) Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các đơn vị thành viên của doanh nghiệp này phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

e) Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngoài các giấy tờ trên, phải có văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đặt trụ sở và hoạt động tại tỉnh, thành phố đó.

Đối với đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” phải có quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: – Giấy chứng nhận đăng ký con dấu

– Con dấu

Phí, Lệ phí (nếu có): – Lệ phí khắc con dấu: 200.000 đồng/1 con dấu (bằng đồng); trường hợp yêu cầu khắc con dấu bằng hộp thì thu thêm 300.000 đồng/hộp dấu.

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu: 20.000 đồng/giấy chứng nhận/con dấu.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

thủ tục hành chính (nếu có):

Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 78/2002/TT-BTC ngày 11/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lệ phí giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

+ Thông tư số 193/2010/TT-BTC ngày 02/12/2010 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Bộ Tài chính ban hành;

Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu ban hành ngày 01/07/2016;

+ Thông tư số 07/2010/TT-BCA ngày 05/02/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của định số 58/CP về quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ;

+ Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 của Bộ Công an quy định về con dấu của các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các văn bản quy định về Thủ tục khắc con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

5/5 - (1 bình chọn)
Xem thêm:  Công ty làm 2 con dấu được không? Cập nhật mới nhất 2024